Colors

 

Textures

 

Backgrounds

 

 RESET SETTINGS

 

Những đại gia 'ngã ngựa' vì khủng hoảng kinh tế 2008

1. Northern Rock

Cảnh tượng hỗn loạn chưa từng có trong lịch sử ngành ngân hàng đã diễn ra sáng 15/9/2007 tại 72 chi nhánh của Northern Rock, nhà cho vay thế chấp lớn thứ 5 tại Anh. Ngân hàng này đã mất thanh khoản nghiêm trọng do thua lỗ từ cho vay thế chấp bất động sản, và phải cầu cứu Ngân hàng Trung ương Anh (BoE).

Sự việc bắt đầu từ những thông tin cho rằng Northern Rock cho vay thế chấp tràn lan và đang khan hiếm tiền mặt. Hàng nghìn người gửi tiền tiết kiệm tại nhà băng này đã xếp hàng từ sáng đến tối tại toàn bộ 76 chi nhánh để rút ra bằng được tất cả tiền gửi của mình.

BoE đã bơm 1 tỷ bảng để ngân hàng chi trả cho người gửi. Hỗ trợ này đã giúp Northern Rock thoát khỏi tình trạng thiếu tiền mặt, nhưng không giúp giảm số người đến rút tiền. Chính phủ Anh phải tiếp quản tập đoàn ngân hàng này và tiến hành quốc hữu hóa vào 17/2/2008.

Đến tháng 6/2011, Northern Rock chính thức được rao bán cho lĩnh vực tư nhân. Tỷ phú Richard Brandson, chủ công ty tài chính Virgin Money đã mua lại với giá 1,2 tỷ USD vào tháng 1/2012. Đến tháng 10/2012, địa chỉ

2. Countrywide Financial

Khi bong bóng chứng khoán Mỹ vỡ trong những năm 2000 – 2002, nhà đầu tư mất lòng tin và hàng triệu người quay sang chọn nhà đất như một kênh an toàn, đẩy bong bóng địa ốc phình to thêm, tác động đáng kể đến nguồn cung, xây dựng tăng ào ạt.

Bong bóng địa ốc bắt đầu vỡ vào năm 2007, khi tỷ lệ tịch thu nhà thế chấp tăng cao. Tài sản giảm giá nặng nề khiến bảng cân đối của các nhà cho vay xấu đi và bị các tổ chức đánh giá hạ bậc tín nhiệm. Tập đoàn tài chính Coutrywide Financial của Mỹ là một trong những nạn nhân đầu tiên của cuộc khủng hoảng. Cổ phiếu của hãng trong ngày 15/8/2007 đã giảm giá 13% trên sàn chứng khoán New York do các nhà đầu tư lo ngại công ty có thể đối mặt với rủi ro phá sản. Đây là mức giảm giá theo ngày lớn nhất kể từ khủng hoảng thị trường chứng khoán năm 1987. Các khoản xiết nợ và nợ quá hạn của công ty đã tăng lên mức cao nhất kể từ đầu 2002.

Bank of America (BofA) chính thức thông báo kế hoạch mua lại Countrywide Financial vào tháng 1/2008 và được FED thông qua vào tháng 5. Với 69% số cổ đông của Countrywide Financial đồng ý, thương vụ sáp nhập này chính thức hoàn thành vào 1/7/2008. Hiện nay, Countrywide Financial được biết đến với cái tên Bank of America Home Loans, một công ty con của BofA, hoạt động trong lĩnh vực cho vay nhà ở.

Sự kiện Nothern Rock và Countrywide Financial được coi là dấu hiệu báo trước cơn bão sắp đổ xuống thị trường tài chính toàn cầu cũng như làn sóng sáp nhập, phá sản, và bị Chính phủ tiếp quản của các định chế tài chính.

3. Bear Sterns

Bear Sterns, tập đoàn môi giới chứng khoán và ngân hàng đầu tư hàng đầu của Phố Wall, là nạn nhân tiếp theo trong cơn bão nợ dưới chuẩn hoành hành năm 2008. Những khoản đầu tư vào lĩnh vực cho vay mua nhà “một đi không trở lại” đã khiến Bear Stearns thua lỗ tới 3,2 tỷ USD. Trước đó, hai quỹ phòng hộ dưới sự quản lý của Bear Stearns đã sụp đổ vào giữa năm 2007, càng đẩy tập đoàn có lịch sử gần trăm năm này tới bờ vực phá sản và dễ dàng bị JPMorgan Chase thâu tóm với mức giá rẻ như bèo, chỉ 2 USD một cổ phiếu.

Đến tháng 1/2010, JPMorgan Chase chính thức xóa bỏ thương hiệu Bear Sterns. Địa chỉ www.bear.com giờ chỉ là đường dẫn đến công ty chứng khoán của JP Morgan Chase.

   5 năm khủng hoảng kinh tế thế giới: Nỗi đau chưa dừng


4. Freddie Mac và Fannie Mae

Cơn địa chấn tài chính thực sự nổ ra vào ngày 7/9 khi hai nhà cho vay cầm cố khổng lồ của Mỹ - Freddie Mac và FannieMae lâm vào tình trạng tồi tệ. Vai trò cho vay tín dụng mua nhà ở Mỹ của Freddie Mac và Fannie Mae lúc đó rất lớn, họ sở hữu hoặc bảo đảm cho vay thế chấp tổng trị giá lên tới hơn 5.000 tỷ USD, bằng gần một nửa tổng số tiền vay thế chấp mua nhà ở Mỹ.

Ngày 15/7/2008, Chính phủ Mỹ thông qua kế hoạch cấp cứu khẩn cấp 2 tập đoàn này. Nhiều biện pháp được đưa ra như việc bơm hàng chục tỷ USD thông qua các khoản đầu tư, cho vay, trong đó có cả việc mua lại cổ phiếu để ổn định giá, đồng thời nắm giữ vai trò nhất định ở cả 2 định chế này. FED tạo mọi điều kiện thuận lợi để cả Freddie Mac lẫn Fannie Mae có thể tiếp cận nguồn vốn vay ngắn hạn nhằm tăng khả năng chi trả.

Freddie Mac và Fannie Mae chính thức nằm dưới sự tiếp quản của Cơ quan tài chính nhà ở liên bang (Federal Housing Finance Agency) vào tháng 9/2008. Sau nhiều nỗ lực của chính phủ, phải đến tháng 3/2011, Freddie Mac và Fannie Mae mới bắt đầu hoạt động có lãi, và báo lãi kỷ lục vào đầu năm nay. Nhưng chính phủ Mỹ vẫn dự định giải thể cả 2 định chế này vào năm 2018. Tổng cộng số tiền cứu trợ Fredie Mac và Fannie Mae nhận từ chính phủ lên đến hơn 100 tỷ USD.

 

theo vnexpress

Máy lọc nước tốt

Máy lọc nước nào tốt nhất trên thị trường hiện nay?

Máy lọc nước nào tốt nhất trên thị trường hiện nay? là câu hỏi được nhiều bạn thắc mắc khi chọn mua sản phẩm máy lọc nước trên thị trường.

Máy lọc nước roMáy lọc nước gia đìnhGiá máy lọc nướcMáy lọc nước kangarooThiết bị lọc nướcMáy lọc nước tinh khiếtMáy lọc nước nóng lạnhLọc nướcLọc nước giếng khoanMáy lọc nước tinh khiết roThiết bị lọc nước kangaroMáy nước nóng lạnhmáy nước uống nóng lạnhnong lanhmáy nóng lạnhmáy nước nóngcây nước nóng lạnhmay nuoc lanhnước nóngcây nướcmật ong rừng
 

Maylocnuocgiadinh.com sử dụng phần mềm phát triển web trực tuyến của Hệ thống CIINS.
Chuyên phân phối,sửa chữa máy lọc nước gia đình Maylocnuocgiadinh.com
Liên hệ :nvsanguss@gmail.com // 0982069958 ( Mr. sáng )

Copyright © 2011  Máy lọc nước . All rights reserved.
Ghi rõ nguồn "maylocnuocgiadinh.com phát hành lại thông tin từ trang này.