Colors

 

Textures

 

Backgrounds

 

 RESET SETTINGS

 

Nguồn nước cấp phục vụ sinh hoạt ở TPHCM đều bị ô nhiễm

Chỉ tính từ năm 2006 đến nay, chất lượng nước khu vực thượng nguồn sông Đồng Nai – đoạn lấy nước thô tại trạm bơm Hóa An, Bình An đã có dấu hiệu gia tăng ô nhiễm đáng báo động. Đó là khẳng định của ông Trương Khắc Hoành, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cấp nước BOO Thủ Đức.

Nhà máy cấp nước đang… chết theo sông
 
Sông Sài Gòn đang bị ô nhiễm
Ông Trương Khắc Hoành cho biết, Nhà máy nước BOO Thủ Đức vừa đi vào hoạt động được 6 tháng với công suất 150.000m³ nước/ngày đêm và cung cấp nước cho người dân quận 2, 4, 7, 9, Thủ Đức. Khoảng đầu quý 1-2010, nhà máy sẽ tăng công suất lên 300.000m³ nước/ngày.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là kết quả đo đạc từ năm 2006 đến nay cho thấy, chất lượng nguồn nước tại khu vực trạm bơm Hóa An – khu vực thu nước thô để xử lý thành nước sinh hoạt liên tục có dấu hiệu ô nhiễm nghiêm trọng. Trong đó, đặc biệt là nồng độ ô nhiễm chất COD cao tăng theo từng năm và không có dấu hiệu suy giảm.

Trong công văn trình Sở Y tế TPHCM, ông Lê Văn Nhân, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP, cho biết thêm nguồn nước thô tại trạm Hóa An, sông Đồng Nai không chỉ bị ô nhiễm chất COD mà kết quả đo đạc mới nhất vào tháng 10 cho thấy, nguồn nước thô còn bị ô nhiễm kim loại. Cụ thể nồng độ sắt đo được là 1,19mg/l (tiêu chuẩn cho phép 1mg/l).

Không dừng lại đó, nguồn nước thô lấy vào tại trạm bơm Bình An của Nhà máy nước Bình An cũng không đạt tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ sắt cao đến 1,38mg/l và amoni là 0,8mg/l (tiêu chuẩn cho phép là 0,2mg/l).

Có thể nói, hiện nguồn nước thô lấy vào sử dụng làm nước cấp sinh hoạt cho tất cả trạm bơm của các nhà máy nước Tân Hiệp, Thủ Đức, BOO Thủ Đức, Bình An, Công ty TNHH một thành viên Sài Gòn đều bị ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép.

Kết quả kiểm tra nước sinh hoạt sau xử lý của các nhà máy hiện vẫn đảm bảo đạt tiêu chuẩn nước cấp sinh hoạt. Tuy nhiên, ông Trương Khắc Hoành lo ngại nếu nồng độ các chất ô nhiễm vẫn duy trì tốc độ gia tăng ô nhiễm như hiện nay thì chỉ khoảng 10 năm, nguồn nước thô bơm vào không thể xử lý đạt tiêu chuẩn nước cấp sinh hoạt và nhà máy cũng sẽ… chết theo sông.

Đó là chưa kể, nếu xảy ra sự cố giống như vỡ đập chứa nước thải ô nhiễm của doanh nghiệp thì nhà máy không có bất kỳ phương án nào đối phó ngoài việc bị động ngưng bơm nước vào cho đến khi dòng sông tự làm sạch hết chất thải gây ô nhiễm. Trong thời gian đó, chẳng lẽ người dân sẽ phải nhịn khát để chờ và đợi theo sông?

Nước thải công nghiệp đe dọa nước cấp sinh hoạt

Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP, hiện rất khó xác định được nguồn nước thải gây ô nhiễm cho khu vực nước sử dụng lấy làm nước cấp sinh hoạt. Vì phần lớn nguồn nước thải xả ra sông theo đường ống ngầm.

Ông Trương Khắc Hoành cho biết, công ty đã thực hiện khảo sát nguồn thải trên khu vực thượng nguồn phía trên bơm nước tại trạm Hóa An nhưng phải thừa nhận là rất khó để thống kê và xác định nguồn nước thải ra có đảm bảo tiêu chuẩn hay không. Các ống dẫn nước thải đều nằm sâu dưới dòng chảy của sông nên trong trường hợp doanh nghiệp xả trộm nước thải thì nhà máy cũng đành chịu. Trước thực trạng chất lượng nguồn nước bị gia tăng ô nhiễm, nhà máy đã cảnh báo với cơ quan chức năng.

Đồng thời, xác định rõ chủ yếu là do nước thải từ các hoạt động công nghiệp từ các khu công nghiệp của 2 tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Các khu công nghiệp nào cũng cam đoan xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra sông. Tuy nhiên, lời hứa vẫn là lời hứa còn nguồn nước bị ô nhiễm vẫn tiếp tục ô nhiễm.

Điều đáng nói, hiện các nhà máy xử lý nước cũng như các cơ quan chức năng chưa có phương án hiệu quả nào có thể ngăn ngừa sự cố hoặc chủ động ngăn chặn việc gây ô nhiễm nhằm bảo vệ chất lượng nguồn nước cấp phục vụ sinh hoạt.

Trong khi đó, quy trình xử lý nước cấp phục vụ sinh hoạt lại hoàn toàn là quy trình xử lý tự nhiên. Theo đó, nước được dẫn vào lưu chứa bễ lắng thoáng để xúc tiến tạo oxy hóa tự nhiên. Kế đến, nước từ bễ lắng được chuyển qua xử lý hóa lý để loại độ đục, cặn, kim loại và cuối cùng là chuyển qua xử lý clo để khử trùng trước khi chuyển vào mạng cấp nước. Do đó, đòi hỏi chất lượng nguồn nước thô lấy vào phải đạt tiêu chuẩn loại A, thậm chí không được phép có các chất ô nhiễm như COD, BOD.

Do vậy, trường hợp nguồn nước cấp bị ô nhiễm nặng nước thải công nghiệp thì chắc chắn quy trình xử lý tự nhiên trên không thể xử lý được mà phải sử dụng hóa chất hoặc tăng nồng độ clo. Thế nhưng, nếu làm như vậy thì nguồn nước cấp sinh hoạt dù được xử lý hết hóa chất công nghiệp nhưng lại sinh ra chất độc khác. Và chất này cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân không khác gì chất thải công nghiệp đã được xử lý.

Theo Trung tâm Y tế dự phòng, hiện chất lượng nguồn nước sinh hoạt kiểm tra trên mạng cấp nước cho người dân vẫn thấy đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, ông Trương Khắc Hoành cho rằng, nếu các cơ quan chức năng không có biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa ô nhiễm từ xa nhằm bảo vệ nguồn nước cấp sinh hoạt thì chắc chắn trong tương lai gần, người dân thành phố sẽ phải đối mặt với nguy cơ… “khát”.

 

(Theo sggp)

Máy lọc nước tốt

Máy lọc nước nào tốt nhất trên thị trường hiện nay?

Máy lọc nước nào tốt nhất trên thị trường hiện nay? là câu hỏi được nhiều bạn thắc mắc khi chọn mua sản phẩm máy lọc nước trên thị trường.

Máy lọc nước roMáy lọc nước gia đìnhGiá máy lọc nướcMáy lọc nước kangarooThiết bị lọc nướcMáy lọc nước tinh khiếtMáy lọc nước nóng lạnhLọc nướcLọc nước giếng khoanMáy lọc nước tinh khiết roThiết bị lọc nước kangaroMáy nước nóng lạnhmáy nước uống nóng lạnhnong lanhmáy nóng lạnhmáy nước nóngcây nước nóng lạnhmay nuoc lanhnước nóngcây nướcmật ong rừng
 

Maylocnuocgiadinh.com sử dụng phần mềm phát triển web trực tuyến của Hệ thống CIINS.
Chuyên phân phối,sửa chữa máy lọc nước gia đình Maylocnuocgiadinh.com
Liên hệ :nvsanguss@gmail.com // 0982069958 ( Mr. sáng )

Copyright © 2011  Máy lọc nước . All rights reserved.
Ghi rõ nguồn "maylocnuocgiadinh.com phát hành lại thông tin từ trang này.