Colors

 

Textures

 

Backgrounds

 

 RESET SETTINGS

 

Liên quan đến vấn đề “Nguồn nước cấp phục vụ sinh hoạt ở TPHCM - Đều bị ô nhiễm”: Chuyện đã cảnh báo cách đây 10 năm

Liên quan đến loạt bài viết đề cập đến chất lượng nguồn nước cấp phục vụ sinh hoạt đang bị gia tăng ô nhiễm (Báo SGGP đăng ngày 17 và 19-11), nhiều nhà khoa học cho rằng đây là hệ quả tất yếu của việc phát triển kinh tế nhưng không quan tâm đến bảo vệ môi trường. Vấn đề này đã được các nhà khoa học cảnh báo từ năm 2000. Một đề án bảo vệ hệ thống sông Đồng Nai cũng đã được Chính phủ ban hành năm 2008 với sự tham gia của lãnh đạo 14 tỉnh thành. Đáng tiếc là từ đó cho đến nay, việc bảo vệ nhằm ngăn chặn ô nhiễm sông Đồng Nai vẫn chưa có những chuyển biến tích cực. PV Báo SGGP đã trao đổi với GS Lâm Minh Triết (ảnh), nguyên Trưởng Văn phòng Chiến lược Bảo vệ hệ thống sông Đồng Nai, về vấn đề này.

Xem hình
GS Lâm Minh Triết

- PV: Thưa ông, có phải “bệnh ô nhiễm” sông Đồng Nai đã được cảnh báo cách đây 10 năm?

GS LÂM MINH TRIẾT: Trước tình hình ô nhiễm sông Đồng Nai liên tục gia tăng theo các năm 1995-2000, đặc biệt khi tỉnh Đồng Nai và Bình Dương liên tục kêu gọi đầu tư và thành lập hàng loạt khu công nghiệp dọc hệ thống sông Đồng Nai, tôi cũng như nhiều nhà khoa học đã đưa ra những cảnh báo về việc chất lượng nước sông Đồng Nai đang chết vì ô nhiễm.

Điều này xuất phát từ tầm quan trọng của sông Đồng Nai - vốn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho các tỉnh thành khu vực phía Nam, đặc biệt là TPHCM, Đồng Nai và Bình Dương. Khi nguồn nước này bị gia tăng ô nhiễm cũng có nghĩa đặt hàng chục triệu người dân của các tỉnh thành này cận kề với nguy cơ không còn nguồn nước sinh hoạt. Bài học này đã từng thấy ở các tỉnh thành thuộc khu vực hệ thống sông Nhuệ và sông Đáy.

- Được biết, năm 2006 một đề án bảo vệ hệ thống sông Đồng Nai đã được xây dựng và Chính phủ đã phê duyệt?

Đề án bảo vệ hệ thống sông Đồng Nai đã được xây dựng từ năm 2001. Đề án là tâm huyết của rất nhiều nhà khoa học, trải qua rất nhiều ý kiến đóng góp của các cơ quan chức năng và các tỉnh thành. Đến năm 2008, đề án bảo vệ sông Đồng Nai mới được Chính phủ phê duyệt.

Theo đó, Chủ tịch UBND của 12 tỉnh thành gồm: TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắc Nông sẽ luân phiên làm chủ tịch với nhiệm kỳ 3 năm. Nhiệm kỳ đầu tiên sẽ do lãnh đạo UBND TPHCM làm chủ tịch. Thế nhưng, cho đến nay những động thái cấp thiết nhằm bảo vệ hệ thống sông Đồng Nai vẫn chưa có những chuyển biến tích cực.

- Ông nghĩ như thế nào khi nhiều nhà máy xử lý nước sinh hoạt cho rằng khoảng 10 năm nữa người dân khu vực phía Nam sẽ không còn nước sạch để dùng?

Với tốc độ gia tăng ô nhiễm như hiện nay thì điều đó là chắc chắn. Nhiều nghiên cứu khoa học của tôi cũng như các đồng nghiệp đã chứng minh điều đó. Hiện kết quả quan trắc chất lượng nước tại 20 trạm quan trắc trên sông Đồng Nai cho thấy, so với năm 2006, chất lượng nguồn nước có nồng độ ô nhiễm gia tăng. Trong đó, chỉ tiêu coliform vượt quá tiêu chuẩn cho phép 1,1 - 27,4 lần; BOD5 tăng 1,27 - 1,5 lần; COD tăng 1,03 - 1,31 lần.

Ngoài ra, các kim loại nặng như chì, cadium, thủy ngân, đồng, mangan… đều xuất hiện. Hiện tất cả các hoạt động phát triển kinh tế của 12 tỉnh thành phố đều tập trung xung quanh hệ thống con sông này. Trong đó, còn nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp vẫn chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nước thải sản xuất chưa được kiểm soát chặt chẽ, có nồng độ ô nhiễm cao vẫn tiếp tục thải ra sông. Nếu tình trạng này không sớm được ngăn chặn thì tôi nghĩ thời hạn để người dân được sử dụng nước sông Đồng Nai làm nước cấp sinh hoạt chưa tới 10 năm nữa.

- Theo ông, tại sao vấn đề quan trọng trên được các nhà khoa học cảnh báo gần 10 năm qua nhưng chưa thực sự thuyết phục được lãnh đạo tỉnh thành quan tâm?

Đơn giản vì phát triển kinh luôn mâu thuẫn với bảo vệ môi trường. Nếu thắt chặt quy định về bảo vệ môi trường song song với kêu gọi đầu tư thì sẽ ảnh hưởng đến thu hút đầu tư. Không chỉ vậy, chúng ta đang phải trả giá cho sự phát triển kinh tế nhưng thiếu quan tâm đến bảo vệ môi trường.

Đơn cử như có nhiều tỉnh thành kêu gọi doanh nghiệp đầu tư nhưng không bắt buộc phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Cấp phép đầu tư cho những doanh nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm cao tại những khu vực nhạy cảm như nằm sát bờ sông hoặc ở thượng nguồn sông Đồng Nai.

Riêng khu công nghiệp thì cho phép lấp đầy 50% diện tích mới phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Kết quả của việc “sinh con rồi mới sinh cha” là hạ tầng không kết nối hoàn chỉnh. Nước thải sản xuất không qua xử lý vẫn tiếp tục gây “bệnh” cho sông Đồng Nai.

- Vậy để “chữa bệnh” cho sông Đồng Nai, cần những liều thuốc nào?

Năm 2005, cuộc họp do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì với sự tham gia của 12 tỉnh thành đã đưa ra những giải pháp cấp bách nhằm bảo vệ hệ thống sông Đồng Nai. Theo đó, cần thiết phải buộc các khu công nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải; các doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ đồng thời kết nối hạ tầng với hệ thống xử lý nước thải tập trung; di dời các doanh nghiệp thuộc ngành nghề gây ô nhiễm ra khỏi khu vực nhạy cảm với môi trường; tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng xả thải của doanh nghiệp; tăng nặng mức xử phạt…

Ngoài ra, để có thể cải thiện được chất lượng nước sông Đồng Nai phải có sự phối hợp liên vùng. Trong đó, các tỉnh thành phải xác định lại vai trò bảo vệ môi trường là chính thay vì là thứ yếu như hiện nay.

Các tỉnh thành ngoài việc tự đánh giá mức độ ô nhiễm lưu vực sông tại tỉnh mình, hoàn thiện hơn hạ tầng xử lý chất thải thì cũng cần phối hợp chặt chẽ với các tỉnh thành khác trong việc tổng hợp và thống nhất biện pháp cải thiện chất lượng nguồn nước, hệ sinh thái liên vùng… Có như vậy mới mong cải thiện hiện trạng suy thoái nguồn nước sông Đồng Nai hiện nay.

(Theo Ái Vân - sggp)

Máy lọc nước tốt

Máy lọc nước nào tốt nhất trên thị trường hiện nay?

Máy lọc nước nào tốt nhất trên thị trường hiện nay? là câu hỏi được nhiều bạn thắc mắc khi chọn mua sản phẩm máy lọc nước trên thị trường.

Máy lọc nước roMáy lọc nước gia đìnhGiá máy lọc nướcMáy lọc nước kangarooThiết bị lọc nướcMáy lọc nước tinh khiếtMáy lọc nước nóng lạnhLọc nướcLọc nước giếng khoanMáy lọc nước tinh khiết roThiết bị lọc nước kangaroMáy nước nóng lạnhmáy nước uống nóng lạnhnong lanhmáy nóng lạnhmáy nước nóngcây nước nóng lạnhmay nuoc lanhnước nóngcây nướcmật ong rừng
 

Maylocnuocgiadinh.com sử dụng phần mềm phát triển web trực tuyến của Hệ thống CIINS.
Chuyên phân phối,sửa chữa máy lọc nước gia đình Maylocnuocgiadinh.com
Liên hệ :nvsanguss@gmail.com // 0982069958 ( Mr. sáng )

Copyright © 2011  Máy lọc nước . All rights reserved.
Ghi rõ nguồn "maylocnuocgiadinh.com phát hành lại thông tin từ trang này.