Colors

 

Textures

 

Backgrounds

 

 RESET SETTINGS

 

Đầu tư tiền tỉ để người dân dùng... nước giếng khoan

Hà Nội đang dự định “rót” thêm 66 tỉ đồng để vực dậy một số trạm cấp nước (nằm trong 16 công trình cấp nước sạch đang bị “đắp chiếu”). Tuy nhiên, với số tiền này có đủ để người dân những vùng có trạm cấp nước không phải dùng nước giếng khoan.

Trạm cấp nước sạch - tiền tỷ thành đống sắt gỉ

Những năm qua TP Hà Nội đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng các công trình cung cấp nước sạch phục vụ nhân dân các huyện ngoại thành. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có 85 trạm hoạt động và vẫn còn 16 trạm cấp nước sạch ở 11 huyện được đầu tư với tổng kinh phí gần 100 tỷ đồng chưa được đưa vào khai thác, bị xuống cấp nghiêm trọng.

Tại trạm cấp nước xã Phùng Xá-huyện Thạch Thất, công trình này còn lại chỉ là khoảng đất hoang, cỏ dại mọc đầy, lốp xốp mùn cưa của những cửa hàng xẻ gỗ làm thớt cạnh đó rơi xuống. Phải nhìn kỹ, người ta mới có thể phát hiện ra mấy vòi nước hoen gỉ trồi lên mặt đất, lẫn sau đám cỏ. Ông Chu Văn Thanh – Phó Chủ tịch HĐND xã Phúc Xã cho biết, những gì đã có và còn lại của công trình được đầu tư 950 triệu từ năm 2001 là bức tường rào bao quanh và 4 giếng khoan. Để có nước sử dụng, người dân nơi đây tự mình xoay sở tuỳ theo thu nhập. Những người có điều kiện thì đi mua nước sạch về dùng, nước giếng khoan được lọc rất kỹ cũng chỉ để tắm giặt vì tanh và vì sợ mắc bệnh. Tuy nhiên, các hộ nghèo thì đành chấp nhận sống chung với thứ nước mà chất lượng của nó chẳng ai dám đảm bảo.

Trạm cấp nước Ninh Hiệp-Gia Lâm một trong những công trình được đầu tư lớn nhất (gần 9 tỷ đồng) nhưng cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Khu xử lý thiếu hệ thống xử lý bùn và nước thải ra trong quá trình lọc. Nhà Clo chưa đủ thiết bị an toàn khi xảy ra sự cố rò rỉ Clo. Thiếu hệ thống van, đồng hồ nhánh để đóng mở và xử lý sự cố của từng khu vực cấp nước... Theo nhận định của ông Lý Duy Khương-Chủ tịch xã Ninh Hiệp, sở dĩ công trình này cũng bị rơi vào tình cảnh “đắp chiếu” là do quá trình đầu tư xây dựng dự án bị chia làm nhiều giai đoạn, thời gian đầu tư dài, nhiều chủ đầu tư, thiếu đồng bộ.  Thêm vào đó, với cơ cấu đầu tư không hợp lý (ngân sách Nhà nước 60%, dân đóng góp 40%) vì đa số các hộ dân không có khả năng đóng góp.

Chứng cho sự thiếu nhất quán giữa người dân và chính quyền trong việc đưa nước sạch về từng hộ dân được thể hiện rõ nhất ở trạm cấp nước thôn Kim Tiên, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh. Hiện tại, hầu hết các công trình đầu mối tại đây như nhà điều hành, bể lắng, bể chứa... đều đang xuống cấp, hoặc bị hư hỏng. Hệ thống đường ống trục chính bị han rỉ, hư hỏng toàn bộ. Việc huy động được vốn góp của dân để lắp đặt mạng đồng hồ ngay khi công trình được bàn giao thì không thể thực hiện dù đường nước đã được bơm gần đến từng hộ dân. Lý do mà người dân nơi đây đưa ra là họ không có... tiền.

Có thể nói, mỗi trạm cấp nước đều có những lý do khác nhau để minh chứng cho việc “tự nguyện” “đắp chiếu” của mình. Nhưng thực tế đều cho kết quả như nhau, đó là người dân tại các vùng đó không có nước sạch để dùng.

Cần tính toán hiệu quả thiết thực

Theo kết quả điều tra mới đây của TP Hà Nội về cấp nước sạch cho những vùng nông thôn, chỉ 11% dân số nông thôn sử dụng nước giếng đào hợp vệ sinh; và có đến 6.662/18.351 mẫu nước ngầm lấy từ giếng khoan của các gia đình ở 174 xã, thị trấn thuộc 12 huyện trên địa bàn Hà Nội mở rộng đều bị nhiễm asen vượt quá nồng độ cho phép... Rõ ràng, nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân ở các vùng ngoại thành Hà Nội là rất lớn.

Lý giải về lý do khiến nhiều trạm cấp nước bị bỏ không, Giám đốc Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn Hà Nội Vũ Bình Nguyên cho rằng, không thể phủ nhận một nguyên nhân do trong quá trình lập dự án, trình UBND TP phê duyệt, do quá nóng vội để “kéo” dự án về địa phương trong khi chưa điều tra, khảo sát kỹ nhu cầu sử dụng nước sạch và khả năng chi trả của người dân nên đã để cả núi của lãng phí.

Mới đây TP Hà Nội đang dự tính sẽ đầu tư khoảng 66 tỷ đồng để vực dậy công trình đã bị “đắp chiếu”” cả chục năm qua, với mục tiêu duy nhất đưa nước sạch đến từng hộ dân. Thế nhưng, theo chính quyền của các địa phương nơi có trạm cấp nước, họ có ý định sử dụng nguồn nước dẫn vào từ sông Đà chứ không có ý định mua nước từ những trạm cấp nước. Như vậy, việc “cưỡng ép” các trạm cấp nước hồi sinh thì có lẽ tiền tỷ sẽ lại trôi tuột đi cùng thời gian như số phận trước đó của cả 16 trạm cấp nước trên địa bàn TP.

Có thể nói dự định của TP và chính quyền cơ sở đã có sự “vênh” nhau vậy liệu việc tiếp tục tái đầu tư vào các trạm cấp nước có mang lại hiệu quả thực chất hay không?  Thiết nghĩ, đầu tư tiền của là để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân, chứ không chỉ nhắm nhiều vào mục đích làm sống lại các công trình “ngủ quên” hàng chục năm qua.

Lục Bình

monre.gov.vn

Máy lọc nước tốt

Máy lọc nước nào tốt nhất trên thị trường hiện nay?

Máy lọc nước nào tốt nhất trên thị trường hiện nay? là câu hỏi được nhiều bạn thắc mắc khi chọn mua sản phẩm máy lọc nước trên thị trường.

Máy lọc nước roMáy lọc nước gia đìnhGiá máy lọc nướcMáy lọc nước kangarooThiết bị lọc nướcMáy lọc nước tinh khiếtMáy lọc nước nóng lạnhLọc nướcLọc nước giếng khoanMáy lọc nước tinh khiết roThiết bị lọc nước kangaroMáy nước nóng lạnhmáy nước uống nóng lạnhnong lanhmáy nóng lạnhmáy nước nóngcây nước nóng lạnhmay nuoc lanhnước nóngcây nướcmật ong rừng
 

Maylocnuocgiadinh.com sử dụng phần mềm phát triển web trực tuyến của Hệ thống CIINS.
Chuyên phân phối,sửa chữa máy lọc nước gia đình Maylocnuocgiadinh.com
Liên hệ :nvsanguss@gmail.com // 0982069958 ( Mr. sáng )

Copyright © 2011  Máy lọc nước . All rights reserved.
Ghi rõ nguồn "maylocnuocgiadinh.com phát hành lại thông tin từ trang này.