Colors

 

Textures

 

Backgrounds

 

 RESET SETTINGS

 

Báo động về nguồn nước nhiễm độc thạch tín

Theo báo cáo mới nhất của Cục Y tế Dự phòng ( Bộ Y tế), hiện nay, tại Việt Nam số người có nguy cơ mắc bệnh do tiếp xúc với Arsenic (thạch tín) đã lên tới hơn 17 triệu. Các chuyên gia y tế cảnh báo, sự ô nhiễm Arsenic trong nước ngầm đã ở mức cao hơn mức giới hạn của tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống, sinh hoạt và trở nên phổ biến tại các vùng châu thổ sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

Số người bị nhiễm Arsenic đã tăng gấp đôi

10 triệu người dân Việt Nam có nguy cơ mắc các bệnh do ăn phải nguồn nước bị nhiễm Arsenic cao hơn mức cho phép, đó là số liệu được Unicef công bố vào năm 2006. Mới đây, tại cuộc hội thảo giới thiệu hướng dẫn chẩn đoán, giám sát và dự phòng nhiễm độc Arsenic do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm do Cục Y tế Dự phòng ( Bộ Y tế) tổ chức thì số người có nguy cơ mắc các bệnh do ăn phải nguồn nước không bảo đảm, có hàm lượng Arsenic cao hơn mức cho phép (10ppb) đã lên tới hơn 17 triệu người (ước khoảng 21,5% dân số Việt Nam). Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm, thống kê về số người mắc bệnh do ăn phải nguồn nước nhiễm Arsenic ở nước ta đã tăng lên gần gấp đôi, điều này báo động về nguy cơ nguồn nước bị nhiễm Arsenic ngày càng lan rộng. Theo PGS. TS Nguyễn Khắc Hải- Viện trưởng Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi trường cho biết, hiện nay các nước châu Á được coi là nơi có nguồn nước nhiễm Arsenic cao trên thế giới. Ngoài Bangladesh, số người bị mắc bệnh do ăn phải nguồn bị nhiễm Arsenic là 70 triệu người, thì tại các vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Đồng Nai và Đồng bằng sông Cửu Long của nước ta cũng được liệt vào danh sách là những nơi có tỷ lệ người nhiễm Arsenic cao. Được biết, mới đây khi các cán bộ của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường (Bộ Y tế) tiến hành nghiên cứu nguồn nước ngầm tại các tỉnh Hà Tây, Hà Nam, An Giang, Long An và Đồng Tháp cho thấy mức độ ô nhiễm thạch tín có trong nguồn nước ngầm rất nghiêm trọng.

Tại tỉnh Hà Tây, trong 11.500 mẫu nước được lấy ở 11 huyện thì phát hiện thấy gần 40% số mẫu bị nhiễm thạch tín, có nơi nồng độ thạch tín nhiễm hơn 0,05 mg/l (trong khi theo Tổ chức Y tế thế giới, hàm lượng thạch tín trong nước sinh hoạt phải là: 0,01 mg/l mới đạt yêu cầu).
 
Arsenic-thủ phạm gây nhiều bệnh chết người

Để tiến hành nghiên cứu các bệnh có thể mắc từ nguồn nước nhiễm Arsenic, các chuyên gia y tế đã lấy mẫu tóc và nước tiểu của một số người dân các tỉnh Hưng Yên và Hà Nam làm xét nghiệm. Kết quả đã tìm thấy rất nhiều trường hợp người dân bị các tổn thương như tóc bị sừng hóa, rụng tóc nhiều các bệnh về da như khô da bong vẩy, hạt cơm bệnh tăng sắc tố, bệnh tắc mạch đầu chi, ung thư da, tê tay chân, rối loạn về thai sản và ung thư các cơ quan... Về điều này, TS Đặng Minh Ngọc- Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường cho hay, tổng hợp các kết quả thu được từ nghiên cứu các mẫu trên, qua hội chẩn các chuyên gia Trung Quốc và Việt Nam đã thống nhất kết luận: các tổn thương trên của người dân là do tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị nhiễm thạch tín để ăn uống và sinh hoạt. Thạch tín là nguyên tố tự nhiên, có nhiều ở hai lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long. Sự xâm nhập của thạch tín vào nước ngầm chủ yếu là do sự hòa tan của thạch tín sẵn có trong lòng đất. Thạch tín xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường ăn uống, hô hấp, qua da hoặc truyền từ mẹ sang con. Khi thâm nhập vào cơ thể, thạch tín tích tụ nhiều trong các mô da, móng, tóc và trong các tổ chức giàu biểu mô như niêm mạc vòm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non. Khi ăn phải nguồn nước nhiễm thạch tín, người ta không chết ngay nhưng mức độ tích lũy của thạch tín trong cơ thể sẽ tăng dần theo độ tuổi, và đến một thơiø điểm nào đó lượng tích luỹ thạch tín trong cơ thể cao thì khi đó nó sẽ gây bệnh cho con người.

Người bị nhiễm độc thạch tín có các biểu hiện như da xạm, tê tay, chân, rụng tóc… Hiện chúng ta lại chưa có phác đồ điều trị bệnh nhân niễm thạch tín và khâu chẩn đoán lâm sàng là khó nhất. Vì thế, cách làm duy nhất hiện nay là hạn chế bớt nồng độ thạch tín trong nguồn nước bằng nguồn nước thay thế, hoặc sử dụng bể lọc cát kết hợp với giàn phun mưa. Nếu sử dụng các hệ thống, thiết bị lọc thạch tín khác thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép- ông Nguyễn Khắc Hải, Viện trưởng Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường cho hay. Còn TS Nguyễn Thanh Hiền, Quyền Trưởng chương trình nước sạch vệ sinh môi trường UNICEF cho rằng bể lọc cát kết hợp với giàn phun mưa chỉ có thể lọc bớt nồng độ thạch tín và độ nhiễm sắt cao trên 0,05 mg/l, nhưng bể lọc này lại không phát huy hiệu quả đối với nguồn nước ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bởi nước ở vùng này không có sắt, nếu có thì nồng độ sắt cũng rất thấp. Do đó, trong thời gian tới, UNICEF sẽ kết hợp với đia7 phương nghiên cứu phương pháp lọc thích hợp. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã đưa ra phương pháp, dùng oxy hóa thông thường và ánh sáng mặt trời có thể loại trừ được tạp chất, nhất là thạch tín ra khỏi nước ngầm. Chỉ cần dùng phương pháp lọc bằng cách cho nước thô đi qua khối vật liệu bằng cát, than hoạt tính, vải lọc để giữ lại các chất bẩn như bùn, sét, các hạt hữu cơ, các hợp chất kết tủa của sắt, măng-gan, vi khuẩn và thạch tín.

(Theo Cục quản ly tài nguyên nước)

Máy lọc nước tốt

Máy lọc nước nào tốt nhất trên thị trường hiện nay?

Máy lọc nước nào tốt nhất trên thị trường hiện nay? là câu hỏi được nhiều bạn thắc mắc khi chọn mua sản phẩm máy lọc nước trên thị trường.

Máy lọc nước roMáy lọc nước gia đìnhGiá máy lọc nướcMáy lọc nước kangarooThiết bị lọc nướcMáy lọc nước tinh khiếtMáy lọc nước nóng lạnhLọc nướcLọc nước giếng khoanMáy lọc nước tinh khiết roThiết bị lọc nước kangaroMáy nước nóng lạnhmáy nước uống nóng lạnhnong lanhmáy nóng lạnhmáy nước nóngcây nước nóng lạnhmay nuoc lanhnước nóngcây nướcmật ong rừng
 

Maylocnuocgiadinh.com sử dụng phần mềm phát triển web trực tuyến của Hệ thống CIINS.
Chuyên phân phối,sửa chữa máy lọc nước gia đình Maylocnuocgiadinh.com
Liên hệ :nvsanguss@gmail.com // 0982069958 ( Mr. sáng )

Copyright © 2011  Máy lọc nước . All rights reserved.
Ghi rõ nguồn "maylocnuocgiadinh.com phát hành lại thông tin từ trang này.