Colors

 

Textures

 

Backgrounds

 

 RESET SETTINGS

 

1 tỉ USD để cứu sông Hằng

Con sông linh thiêng của người Ấn Độ đang hấp hối vì ô nhiễm từ quá trình công nghiệp hóa nhanh của nước này. Ngân hàng Thế giới (WB) vừa đồng ý tài trợ 1 tỉ USD cho kế hoạch cứu sống dòng sông.

Theo ước tính, có hơn 400 triệu người sống dọc hai bờ sông Hằng và mỗi ngày có 2 triệu người tới bờ sông làm các nghi thức tắm rửa tại đây - Ảnh: Terra Nova

Với nhiều người Hindu (tôn giáo lớn nhất của nước này) thì cuộc đời sẽ không hoàn thiện nếu chưa từng một lần được ngụp lặn trong dòng nước thiêng của sông Hằng. Rất nhiều gia đình Ấn Độ còn giữ một bình nước sông Hằng trong nhà để nếu có ai qua đời thì vẫn kịp uống một ngụm nước sông. Nhiều người Ấn Độ tin rằng nước sông Hằng có thể làm sạch linh hồn khỏi những tội lỗi của quá khứ...

Dòng sông ô nhiễm

Trong quá khứ, một đặc trưng thường được nhắc đến của sông Hằng là khả năng tự lọc khi hầu hết các loại vi khuẩn trong nước như tả hay lị thường bị tiêu diệt, tránh gây cho con người những đại dịch lớn. Ngoài ra, nước ở đây cũng có tỉ lệ giữ oxy hòa tan cao gấp nhiều lần so với các con sông thường.

Tuy vậy, trong 30 năm qua, dòng sông thiêng của Ấn Độ cũng đang chịu số phận hẩm hiu về môi trường trước tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của đất nước này. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh đã tác động xấu đối với dòng sông. Các nghiên cứu khoa học gần đây đều cảnh báo về mức ô nhiễm nghiêm trọng của sông Hằng - giờ được coi là một trong những dòng sông ô nhiễm nhất thế giới.

Nơi cầm giữ trái tim của Ấn Độ

Với chiều dài 2.510km, trải dài từ sườn tây của dãy Himalaya ở bang Uttarakhand đến vùng châu thổ Sunderbans và đổ ra vịnh Bengal, sông Hằng từ lâu vẫn được coi là dòng sông thiêng của hơn 1,2 tỉ dân Ấn Độ. Sự nổi tiếng và tầm quan trọng của sông Hằng từng được cố thủ tướng Jawaharlal Nehru mô tả trong cuốn sách Khám phá Ấn Độ của mình: “Sông Hằng, trên hết thảy các dòng sông khác, là nơi cầm giữ trái tim của Ấn Độ, nơi đã đón nhận bao triệu người tới bờ sông của mình kể từ thời bình minh của lịch sử. Câu chuyện về sông Hằng, từ cội nguồn ra đến biển khơi, từ xưa tới nay chính là câu chuyện của văn minh và văn hóa Ấn Độ, của sự thăng trầm và suy vong của các đế chế, sự vĩ đại và kiêu hãnh của các thành phố”.

Theo gangajal.org - trang web chuyên theo dõi môi sinh của sông Hằng, nước sông giờ không những không thể dùng ăn uống, tắm giặt mà còn không thể dùng cho sản xuất nông nghiệp. Các nghiên cứu cũng phát hiện tỉ lệ các kim loại độc trong nước sông khá cao như thủy ngân (nồng độ từ 65-520ppb), chì (10-800ppm), crôm (10-200ppm) và nickel (10-130ppm).

Nguyên nhân gây ô nhiễm này, theo báo cáo Mehrotra năm 1990, là từ rác thải công nghiệp, thiêu xác chết, sử dụng chất tẩy, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ trong nông nghiệp. Hằng ngày, sông Hằng tiếp nhận tới hơn 89 triệu lít nước thải từ 12 tỉnh dọc dòng sông. Lượng nước thải này còn tăng thêm vào mùa hành hương từ tháng 5 tới tháng 10 khi có hàng triệu người tới các địa điểm linh thiêng của người Hindu để thực hiện các nghi lễ tôn giáo.

Do việc hỏa táng một phần thi thể rồi thả trôi sông nên thi thể người trôi lững lờ trên dòng sông này không phải là chuyện hiếm. Ngoài ra, rác thải trực tiếp từ các bệnh viện do thiếu lò đốt cũng là một nguyên nhân làm tăng ô nhiễm ở sông Hằng. “Đây chính là việc giết dần giết mòn một trong những nguồn tài nguyên quý báu nhất của Ấn Độ” - tiến sĩ Nitish Priyadarshi, một người chuyên nghiên cứu về sông Hằng, chua xót nói.

Kế hoạch tổng thể

Để giải quyết tình trạng trên, ngày 2-12, WB thông báo sẽ chi ít nhất 1 tỉ USD để giúp Ấn Độ làm sạch sông Hằng. Dự án mới của WB bao gồm xây dựng hệ thống xử lý nước thải mới, thay mới hệ thống cống, đường ống dẫn nước và một loạt biện pháp khác nhằm cải thiện chất lượng nước tại con sông thiêng này.

“Đây là kế hoạch quan trọng ở tầm quốc gia và tôi vui mừng khi WB đã hỗ trợ chúng tôi” - Jairam Ramesh, bộ trưởng nông nghiệp Ấn Độ, nói tại lễ công bố của WB. Số tiền này là một phần trong dự án hàng tỉ USD của Chính phủ Ấn Độ nhằm loại bỏ tình trạng đổ rác chưa qua xử lý xuống sông Hằng vào năm 2020. Ấn Độ từng tiến hành một số kế hoạch làm sạch dòng sông, trong đó có kế hoạch biến nước sông thành nước có thể uống được hồi năm 1989, nhưng tất cả tới nay đều thất bại.

Chủ tịch WB Robert Zoellick bày tỏ tin tưởng kế hoạch lần này sẽ thành công. “Trong quá khứ, các nỗ lực tập trung quá nhiều vào các khía cạnh đơn lẻ như nước thải mà không quan tâm tới tổng thể lưu vực. Điều khác biệt của dự án này là sẽ nhìn vào tổng thể mạng lưới sông và cố gắng giải quyết mọi khía cạnh”.

(Theo THANH TUẤN // Tuổi trẻ // BBC)

Máy lọc nước tốt

Máy lọc nước nào tốt nhất trên thị trường hiện nay?

Máy lọc nước nào tốt nhất trên thị trường hiện nay? là câu hỏi được nhiều bạn thắc mắc khi chọn mua sản phẩm máy lọc nước trên thị trường.

Máy lọc nước roMáy lọc nước gia đìnhGiá máy lọc nướcMáy lọc nước kangarooThiết bị lọc nướcMáy lọc nước tinh khiếtMáy lọc nước nóng lạnhLọc nướcLọc nước giếng khoanMáy lọc nước tinh khiết roThiết bị lọc nước kangaroMáy nước nóng lạnhmáy nước uống nóng lạnhnong lanhmáy nóng lạnhmáy nước nóngcây nước nóng lạnhmay nuoc lanhnước nóngcây nướcmật ong rừng
 

Maylocnuocgiadinh.com sử dụng phần mềm phát triển web trực tuyến của Hệ thống CIINS.
Chuyên phân phối,sửa chữa máy lọc nước gia đình Maylocnuocgiadinh.com
Liên hệ :nvsanguss@gmail.com // 0982069958 ( Mr. sáng )

Copyright © 2011  Máy lọc nước . All rights reserved.
Ghi rõ nguồn "maylocnuocgiadinh.com phát hành lại thông tin từ trang này.